CHỨNG MINH THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

1. Chứng minh trong tố tụng dân sự

Chứng minh trong tố tụng dân sự trong tố tụng dân sự là hoạt động chi phối kết quả giải quyết vụ việc dân sự của Toà án nên có nội hàm rất rộng. Bản chất của hoạt động chứng minh của các chủ thể TTDS chỉ thể hiện ở chỗ xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà còn thể hiện ở chỗ phải làm cho mọi người thấy rõ nó là có thật, là đúng với thực tế. Nhưng để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của chứng minh các chủ thể chứng minh bao giờ cũng phải chỉ ra được tất cả các căn cứ pháp lý và thực tiễn liên quan đến vụ việc dân sự.

Chứng minh trong tố tụng dân sự không chỉ có ý nghĩa đối với Tòa án trong việc giải quyết mà còn có ý nghĩa với các đương sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Tuy nhiên hoạt động sử dụng chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự phải được tiến hành theo một quy trình theo quy định của pháp luật, gồm: cung cấp chứng cứ, thu thập chứng cứ, nghiên cứu chứng cứ và đánh giá chứng cứ đều phải tuân theo quy trình luật định.

2. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh

"Điều 92. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh

1. Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:

a) Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận;

b) Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;

c) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.

2. Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh.

3. Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện."

 

Bài viết cùng danh mục


HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT